Thư viện trường học ngày nay được xem như “ Trái tim của nhà trường “ chứ
không đơn thuần là một kho sách hay chỉ là nơi để đọc sách một cách giản đơn.
Đây là nơi hội tụ tinh hoa của nhân loại,nơi
hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Muốn làn được như vậy, nhà trường ấp ủ mong muốn xây dựng theo mô hình Thư viện
mẫu.Mục đích xây dựng thư viện mẫu là để : Nâng cao thư viện chuẩn, áp dụng
phương pháp của các nước phát triển , phát huy công suất thư viện mẫu.
Thực hiện theo mô hình này, cần hướng dẫn học sinh đọc sách theo 4 bước
:
- Bước 1 : Đọc sách hoặc nghe kể chuyện
- Bước 2 : Vẽ tranh hoặc tóm tắt hoặc bằng
sơ đồ câu chuyện vừa đọc hoặc nghe kể
- Bước 3: Học sinh kể lại câu chuyện vừa
đọc hoặc vừa được nghe kể
- Bước 4: Học sinh sắm vai, xử lí tình
huống .Đây là biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
Nếu xây dựng thư viện theo hướng đúng chuẩn thì chúng ta chỉ dừng ở bước
cung cấp thông tin là chính, còn trẻ đọc gì, biết gì chúng ta ít quan tâm, mang
tính chất một chiều. Nay xây dựng thư viện theo hướng hiện đại, ta hiểu được trẻ
đọc như thế nào, xử lí tình huống của mẫu chuyện ra sao, mang tính chất hai chiều.
Đây là một trong những yếu tố giúp trẻ rèn luyện các kĩ năng : kĩ năng thích ứng,
kĩ năng xữ lí, kĩ năng rèn luyện bản thân- ta gọi là giáo dục kĩ năng sống
thông qua văn hóa đọc.
Thư viện Trường tiểu học Lạc Long Quân Quận 11 sẽ là điểm hẹn gặp gỡ của
nhiểu giáo viên. phụ huynh và học sinh
trong và ngoài nhà trường, góp phần vun bồi tình cảm yêu trường, mến lớp nhiều
hơn nữa.
Thư viện Trường tiểu học Lạc Long
Quân do quỹ EDF tài trợ. Với tổng diện tích trên 250 m2 thư viện được xây dựng theo mô hình
thư viện hiện đại, được thiết kế với nhiều chức năng đa dạng. Gồm có 3 khu:
- 1/ Phòng đọc sách :
- 1/ Phòng đọc sách :
Ở đây có nhiều loại sách đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tìm hiểu
thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thư viện giúp học sinh chúng em mở rộng
kiến thức, rèn kĩ năng sống qua việc hình thành thói quen đọc sách. Sau khi đọc
từng câu chuyện, các em có thể vẽ một bức tranh về việc cảm nhận qua câu chuyện
đó. Cách đọc này khác với cách đọc
trước kia là đọc 1 chiều, còn bây giờ là đọc theo 4 bước :
1-Đọc hiểu: 2- Cảm nhận qua tranh vẽ:
3- Kể lại: 4- Sắm vai.
Có thể sử dụng nhiều công năng
Sân khấu hóa sẽ giúp học sinh hòa mỉnh vào các nhân vật trong từng câu
chuyện đã nghe, đã đọc.Sân khầu hóa còn giúp các em dựng tiểu phẩm qua từng câu
chuyện.
Nơi đậy còn giúp các em phát triển năng khiếu âm nhạc qua các tiết mục
văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn.
Tại đây còn có các dàn nhạc cụ dân tộc được sử dụng trong đờn ca tài tử.
Nay trường thành lập bộ sưu tập này giúp học sinh hiểu thêm về đàn tranh, đàn
nhị, đàn bầu, …
Bên cạnh đó còn có góc tư vần tâm lý.
Đây là nơi hằng ngày giúp học sinh giải tỏa những thắc mắc, căng thẳng
trong cuộc sống, là nơi giúp cho các em vui hơn , tự tin hơn về bản thân mình.
Phòng này có thể dùng họp cơ quan thao giảng chuyên đề …
Còn có 1 khu không thể thiếu để giúp
học sinh rèn kĩ năng học ngoại ngữ là:
Phòng đọc này tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp cận ngoại ngữ với
những phương tiện nghe nhìn hiện đại nhất và mạng lại hiệu quả cao nhất.